Trở lại trang Blog
5 KỸ NĂNG MARKETER CẦN CÓ ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ

5 KỸ NĂNG MARKETER CẦN CÓ ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ

Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt và chúng ta đã bước chân vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - điều sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả kinh doanh.
 
Nếu cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên là về hơi nước, cuộc cách mạng thứ hai là về điện,  thứ ba là về các chất bán dẫn, siêu máy tính và internet, thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là về những đột phá dựa trên công nghệ kỹ thuật số và dữ liệu có thể được tích hợp vào mọi thứ.
 
Chúng ta sắp tiến gần hơn đến năm 2020, để giúp doanh nghiệp có thể phát triển trong thời đại kỹ thuật số này, các Marketer cần trang bị những “vũ khí” đắc lực để hỗ trợ hành trình chinh phục thế giới Digital, bao gồm 5 kỹ năng quan trọng sau.

1/ Tư duy Phản biện (Critical Thinking)
 
Một cấu phần quan trọng của bất kỳ kỹ năng giải quyết vấn đề nào là tư duy phản biện (critical thinking). Tư duy phản biện là khả năng nhìn nhận vấn đề, đánh giá vấn đề và đặt ra câu hỏi về kết quả đạt được. Điều này liên quan đến việc bạn sẽ sẵn sàng đưa mọi thứ vào quá trình thử nghiệm, thay vì chỉ đơn giản là làm theo quy tắc một cách cứng nhắc.

Nói cách khác, tư duy phản biện là tư duy độc lập, giúp các Marketer đánh giá trung thực cả những mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề để đi đến kết luận mà không có khuynh hướng thiên vị.
 
CDMP_1009_6-1.jpg

Ví dụ, nếu hoạt động Marketing của công ty bắt đầu mang lại kết quả thấp hơn, nhưng bộ phận Marketing khẳng định không có vấn đề gì và thậm chí từ chối thừa nhận các dữ liệu phân tích, thì đó không phải là tư duy phản biện.
Mặt khác, nếu bộ phận Marketing nhìn nhận tình hình một cách kỹ càng và phân tích sâu vào từng yếu tố khác nhau, để cuối cùng xác định được yếu tố nào có thể điều chỉnh hoặc cải thiện, thì đó chính là sử dụng tư duy phản biện.

Khả năng đánh giá tỉnh táo, không có sự thành kiến hoặc bị ảnh hưởng bởi các giả định từ trước đang trở nên cực kỳ quan trọng trong kinh doanh ở thế kỷ 21.

2/ Trí tuệ Cảm xúc (Emotional Intelligence)
 
Tư duy phản biện là yếu tố quan trọng để giải quyết các vấn đề về khái niệm và kỹ thuật.  Còn những vấn đề có liên quan đến con người thì nên xử lý như thế nào?

Đây chính là lúc cần đến trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence). Kỹ năng này ngày càng trở nên quan trọng hơn trong tương lai. vì các kỹ năng phân tích truyền thống hay xử lý quy trình đều đã được thực hiện bởi máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence). Khả năng hiểu về con người để biết cách quản lý tại nơi làm việc, hay thậm chí là để biết cách thu hút khách hàng đều trở nên có giá trị hơn bao giờ hết.

Trí tuệ cảm xúc là một kỹ năng mềm quan trọng, đặc biệt là khi các công ty có hoạt động kinh doanh hoặc làm việc với các đối tác bằng cách sử dụng các kênh hội nghị kỹ thuật số.  Giờ đây khoảng cách không còn là vấn đề, mọi người đều có thể kết nối, làm việc nhóm và thảo luận thông qua các nền tảng Digital. Do đó, khả năng đồng cảm, giao tiếp hiệu quả và hiểu nhu cầu của người khác sẽ giúp xây dựng các mối quan hệ tốt hơn.

3/ Khả năng linh hoạt trong tư duy (Cognitive Flexibility)
 
Những người không muốn học hỏi điều mới sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau, hoặc tệ hơn nữa là trở nên lạc lõng với những kỹ năng và kiến thức không còn hữu dụng trong thế giới công việc. Không có doanh nghiệp lớn nào có thể thành công trong thế giới kinh doanh ngày nay nếu bỏ qua giá trị của Internet. Đó là lý do tại sao khả năng linh hoạt trong tư duy, hay khả năng sẵn sàng học hỏi những điều mới ngày càng được xem là một kỹ năng mềm quan trọng cho mọi doanh nghiệp.

Nếu trong một công ty, đội ngũ nhân viên hay thậm chí là giám đốc điều hành không chịu học hỏi hoặc không sẵn sàng sử dụng các công nghệ mới, thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu so với những đối thủ sẵn sàng học hỏi những điều mới để cải thiện hiệu quả công việc và lợi nhuận.
 
4/ Khoa học dữ liệu (Data Science)
 
Chúng ta đang ở giai đoạn có thể dễ dàng thu thập thông tin về một cá nhân hay thậm chí là một nhóm người nào đó trong thời gian ngắn. Hơn 2,5 triệu byte thông tin mới được tạo ra hàng ngày.
 
CDMP_03-09_7.jpg

Để sàng lọc thông tin đó, chúng ta dựa vào các thuật toán, 'quy tắc' toán học để quyết định xem thông tin nào là phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, điều này tạo ra hai vấn đề: Đầu tiên là vẫn cần con người để xác định các quy tắc mà thuật toán cần tuân theo. Và thứ hai là vẫn cần có người có khả năng hiểu được tất cả dữ liệu mà thuật toán lấy được.

Đây là nơi khoa học dữ liệu xuất hiện và có lẽ một trong những khả năng quan trọng nhất của nó là 'kể câu chuyện dữ liệu'; khả năng xem xét một lượng lớn dữ liệu, xử lý dữ liệu và đi đến một kết luận có ý nghĩa để quyết định hành động. Chính khả năng này khiến dữ liệu trở nên có ý nghĩa trong bối cảnh kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể định hướng hành động dựa trên dữ liệu.

Những doanh nghiệp mong muốn khai thác lợi ích từ lượng thông tin khổng lồ đều có thể dễ dàng thu thập data bằng các phần mềm hiện đại, tuy nhiên quan trọng là phải có kỹ năng về khoa học dữ liệu để hiểu và sử dụng thông tin một cách hiệu quả.
 
5/ Nhận thức về văn hóa (Cultural Awareness)

Với sự phát triển toàn cầu hóa, doanh nghiệp đã chứng kiến sức mạnh của Internet khi có thể giúp tiếp cận thị trường ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, việc tham gia kinh doanh ở một quốc gia khác không đơn giản là bổ sung một loại ngôn ngữ khác trên website của doanh nghiệp. Mỗi nơi có một phong tục, quy ước về văn hóa và tôn giáo khác nhau cần tuân thủ. Nếu doanh nghiệp không có các Marketer có kỹ năng nhận thức về văn hóa, nguy cơ cao sẽ phải trả giá cho những sai lầm nghiêm trọng.

Một ví dụ gần đây là khi Nissin thực hiện một quảng cáo hoạt hình có sự góp mặt của ngôi sao quần vợt Naomi Osaka. Cô lớn lên ở Mỹ, có một nửa dòng máu là người Nhật, một nửa dòng máu là người Haiti.
 
Nissin_Tennis_star-1.jpg

Trong đoạn quảng cáo, khi Nissin thay đổi màu da của cô, họ đã không lường trước được phản ứng dữ dội của cộng đồng, vì họ không biết về các vấn đề chủng tộc xung quanh người Mỹ gốc Phi ở phương Tây. Nếu Nissin có những người nhận thức được sự phức tạp của các vấn đề về văn hóa, sai lầm này có thể dễ dàng tránh được.

Khi thực hiện kinh doanh ở nước ngoài, công ty nên đảm bảo rằng nhân viên luôn sẵn sàng trau dồi khả năng nhận thức về văn hóa, và chủ động khám phá học hỏi để tránh các sai phạm ngoài ý muốn.

Dù thế giới kinh doanh luôn phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ để thúc đẩy mọi thứ đi theo quỹ đạo tăng trưởng. Nhưng vấn đề nào cũng có mặt trái, để có những bước đi vững chắc, các doanh nghiệp cần đảm bảo đội ngũ của mình, đặc biệt là các Marketer phải có các kỹ năng thiết yếu ở trên.
Nguồn: DigitalMarketingInstitute.com
 

Chương Trình Đào Tạo

Chuong_trinh_CDMP.png

CDMP là chương trình đào tạo danh tiếng về “Digital Marketing”
dựa trên chuẩn mực toàn cầu của Digital Marketing Institute (DMI).
Chương trình sẽ giúp “Marketer” trở thành “Professional Digital Marketer”,
đồng thời góp phần phát triển một thế hệ Marketer mới cho kỷ nguyên số.


KHAI GIẢNG: 26/11/2019 tại TP.HCM

Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY
 

Bạn quyết định con đường sự nghiệp của mình.
Và chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trên hành trình đó.
HÃY LÀ MỘT TRONG NHỮNG
MARKETER NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN
ĐẠT CHỨNG CHỈ CDMP CỦA DMI & THAM GIA
CỘNG ĐỒNG DIGITAL MARKETER TOÀN CẦU!

Chương trình được hướng dẫn và bảo chứng của Global Industry Advisory Champions

go top
Back
Chat với chúng tôi
Messenger