Trở lại trang Blog
NHỮNG ĐIỀU MARKETER CẦN BIẾT VỀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

NHỮNG ĐIỀU MARKETER CẦN BIẾT VỀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

Nếu xem mỗi doanh nghiệp là một con người, thì thương hiệu chính là tính cách.  Xây dựng thương hiệu là điều không dễ và quản trị thương hiệu lại là một thách thức lớn, nhất là trong thời đại số với tốc độ lan tỏa thông tin chóng mặt. Bài viết này chia sẻ những thông tin hữu ích về quản trị thương hiệu giúp các Marketer có cái nhìn tổng quan và biết cách hệ thống lại công việc của mình.
 
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

Quản trị thương hiệu có nhiều nguyên tắc cần lưu ý, tuy nhiên cần hiểu rằng các nguyên tắc này không tồn tại riêng lẻ mà luôn có tác động lên nhau. Ví dụ, nâng cao nhận thức về thương hiệu có thể góp phần tăng uy tín của thương hiệu, hoặc khi tăng sự trung thành của khách hàng cũng có thể đồng nghĩa với tăng tài sản của thương hiệu.
 
Brand-Management-2.jpg

Nhận thức Thương hiệu (Brand Awareness)

Nhận thức thương hiệu là mức độ mà công chúng và khách hàng mục tiêu có thể gợi nhớ hoặc nhận diện một thương hiệu. Nhận thức thương hiệu rất quan trọng vì người tiêu dùng sẽ không thể gắn kết hoặc mua một sản phẩm/ dịch vụ nếu họ không hề biết tới.

Tài sản Thương hiệu (Brand Equity)

Tài sản thương hiệu là cách người tiêu dùng đánh giá thương hiệu của bạn dựa trên kinh nghiệm, nhận thức và sự liên tưởng của họ. Khái niệm này đi đôi với khái niệm định giá thương hiệu (brand valuation), nghĩa là giá trị thương mại của thương hiệu trên thị trường.
Tài sản thương hiệu rất quan trọng, vì một hương hiệu có giá trị có thể giúp làm tăng giá bán và chứng minh được chất lượng tốt của sản phẩm/ dịch vụ, từ đó thu hút các nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng tiềm năng.

Lòng trung thành với Thương hiệu (Brand Loyalty)

Lòng trung thành với thương hiệu là khái niệm đề cập đến sự nhất quán của việc các khách hàng quyết định mua và gắn bó với sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu .  Mặc dù hoạt động Marketing không thể ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số này, nhưng bộ phận dịch vụ khách hàng thì hoàn toàn có thể. Tập trung vào kiến tạo sự hài lòng và xây dựng mối quan hệ thân thiết có thể khiến khách hàng quay trở lại nhiều lần. Lòng trung thành với thương hiệu rất quan trọng vì nó tạo ra các đại sứ thương hiệu - những người sẵn sàng giới thiệu thương thiệu của bạn với những người khác.

Nhận diện Thương hiệu (Brand Recognition)

Nhận diện thương hiệu là mức độ một khách hàng, mà lý tưởng nhất là khách hàng mục tiêu của thương hiệu, có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu – thông qua logo, tagline, bao bì, v.v..  – mà không cần trực tiếp nhìn thấy tên của thương hiệu. Khái niệm này đi đôi với khái niệm Brand Recall (nhắc nhớ thương hiệu), nghĩa là khả năng nghĩ về thương hiệu mà không cần nhìn thấy hoặc nghe thấy bất kỳ một dấu hiệu nào của thương hiệu. Nhận diện thương hiệu có vai trò quan trọng, vì nếu khách hàng có thể dễ dàng nhận biết và nhớ đến thương hiệu của bạn, thì nhiều khả năng họ sẽ chọn sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu của bạn thay vì thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh.

Uy tín Thương hiệu (Brand Reputation)

Uy tín thương hiệu là khái niệm đề cập đến cách mà cộng đồng và khách hàng mục tiêu cảm nhận về tính cách, tình trạng và chất lượng của thương hiệu. Uy tín thương hiệu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong (như dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm, v.v.) và các yếu tố bên ngoài (như đánh giá của khách hàng, tiếp thị truyền miệng (WOM), các tin tức liên quan đến thương hiệu, v.v.). Uy tín thương hiệu rất quan trọng vì đó có thể là ấn tượng đầu tiên của khách hàng về thương hiệu của bạn.
 
QUẢN TRỊ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU

Quản trị tài sản thương hiệu là quá trình tạo ra, lưu trữ, hướng dẫn cách sử dụng và duy trì các yếu tố cấu thành nên thương hiệu. Tài sản thương hiệu bao gồm các thành tố sau:
 
Brand-building-process.gif
 
Tên thương hiệu

Tên thương hiệu là bản sắc trọng yếu của công ty. Khi các tài sản thương hiệu khác phát triển, tên thương hiệu có thể sẽ không bao giờ thay đổi. Đăng ký bản quyền cho tên thương hiệu là một sự chuẩn bị khôn ngoan, nhờ đó bạn sẽ có cơ sở pháp lý để tránh được các trường hợp bị đánh cắp hoặc sao chép thương hiệu bởi các đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, tên của website hay tên các kênh truyền thông thường sẽ lấy theo tên thương hiệu, việc này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và theo dõi thương hiệu hơn.
 
Logo và Bảng màu

Logo và bảng màu của thương hiệu là một phần quan trọng trong các chiến thuật tiếp thị cảm xúc. Nếu được thiết kế hợp lý, chúng có thể giúp bạn thu hút và chuyển đổi khách hàng.
 
Nghệ thuật chữ (Typography)

Các loại font chữ, thậm chí là khoảng cách giữa các chữ cái đóng vai trò như một “chữ ký” để tạo nên đặc trưng của thương hiệu. Những quy tắc này sẽ giúp các thiết kế của thương hiệu được nhất quán trên mọi kênh truyền thông, dù là trong bài đăng hay các banner quảng cáo.

Đồ họa (Graphics)

Đồ họa bao gồm nhiều tài sản thương hiệu khác nhau - về cơ bản là bất cứ thứ gì được thiết kế riêng cho thương hiệu hoặc cho Marketing. Có thể là thư, thông cáo báo chí hoặc video tiếp thị.
 
Đồ họa của thương hiệu có thể được sử dụng bởi nhiều người (từ designer đến marketer và content writer), vì vậy chúng nên được hệ thống một cách rõ ràng về cách sử dụng.

Các kênh Digital Marketing

Hàng triệu người truy cập internet hàng ngày và các kênh Digital Marketing có khả năng là tài sản thương hiệu được khách hàng tiềm năng xem nhiều nhất. Vì vậy, các kênh này phải thể hiện được hình ảnh của thương hiệu một cách nhất quán.
 
Bao bì (Packaging)

Đối với phần lớn khách hàng, bao bì có thể là ấn tượng đầu tiên của họ về một thương hiệu. Ngoài ra, 1/3 khách hàng nói rằng họ đưa ra quyết định mua hàng chủ yếu dựa trên bao bì. Bao bì đẹp với những ý tưởng độc đáo cũng là một cách giúp tăng trải nghiệm thương hiệu với khách hàng.
 
Hướng dẫn về phong cách (Style guide)

Style guide là một tài liệu hướng dẫn cách sử dụng thương hiệu của bạn cho nhân viên, các designer và những doanh nghiệp. Đây là một tài sản thương hiệu quan trọng vì nó sẽ cho biết tất cả các tài sản thương hiệu nên được sử dụng như thế nào trong thiết kế, in ấn và nhiều hơn thế nữa.
Nguồn: blog.hubspot.com

 
Chương Trình Đào Tạo

Chuong_trinh_CDMP.png

CDMP là chương trình đào tạo danh tiếng về “Digital Marketing”
dựa trên chuẩn mực toàn cầu của Digital Marketing Institute (DMI).
Chương trình sẽ giúp “Marketer” trở thành “Professional Digital Marketer”,
đồng thời góp phần phát triển một thế hệ Marketer mới cho kỷ nguyên số.


KHAI GIẢNG: 26/11/2019 tại TP.HCM

Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY
 

Bạn quyết định con đường sự nghiệp của mình.
Và chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trên hành trình đó.
HÃY LÀ MỘT TRONG NHỮNG
MARKETER NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN
ĐẠT CHỨNG CHỈ CDMP CỦA DMI & THAM GIA
CỘNG ĐỒNG DIGITAL MARKETER TOÀN CẦU!

Chương trình được hướng dẫn và bảo chứng của Global Industry Advisory Champions

go top
Back
Chat với chúng tôi
Messenger